HCM-Toàn quốc Trường đại học Kinh tế Công nghiệp Long An trên con đường nâng cao chất lượng đào tạo

Thảo luận trong 'Dịch vụ - Tiện ích (old)' bắt đầu bởi dla_tuyensinh2013, 15/1/14.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. dla_tuyensinh2013

    dla_tuyensinh2013 New Member

    Tham gia ngày:
    25/7/13
    Bài viết:
    0
    Đã được cảm ơn:
    0
    TS. LÊ ĐÌNH VIÊN

    CHỦ TỊCH HĐQT – HIỆU TRƯỞNG

    ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

    Chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và nhà nước không chỉ là một quyết sách đúng mở đường cho việc ra đời của hàng loạt các cơ sở đào tạo ngoài công lập, trong đó phần lớn là các trường đại học và cao đẳng mà còn tạo lập một kênh dẫn vốn quan trọng của các nhà đầu tư vào một lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt – lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tạo nên tính đa dạng, với nhiều hình thức sở hữu khác nhau, cùng chăm lo đến sự nghiệp trồng người, tạo nguồn nhân lực quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế. Đây không chỉ phù hợp với xu hướng chung của thế giới mà còn đúng với đặc thù của đất nước ta đang đi lên từ nền kinh tế kém phát triển.

    Từ chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và nhà nước, hàng trăm trường đại học và cao đẳng ngoài công lập liên tiếp xuất hiện trong khoảng thời gian 15 năm lại đây, tạo cho bức tranh giáo dục và đào tạo có thêm nhiều gam màu mới, phong phú và đa dạng.

    Tuy nhiên, cùng với những thành công bước đầu của quá trình xã hội hóa giáo dục và đào tạo cũng đã xuất hiện những bất cập và yếu kém phản ảnh chủ yếu thông qua cách nhìn nhận và đối xử với các trường đại học ngoài công lập.


    1. Sự khác nhau ban đầu về trình độ của sinh viên của các trường đại học công lập và ngoài công lập chủ yếu là sự khác nhau về trình độ ở chuẩn đầu vào. Sự khác nhau ơ chuẩn đầu vào không chi phối hoàn toàn và quyết định đến chất lượng đào tạo để cho ra kết quả cuối cùng ở đầu ra. Sở dĩ đặt vấn đề như vậy là vì chất lượng đào tạo không chỉ phụ thuộc duy nhất ở chất lượng đầu vào mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: chất lượng giảng dạy của đội ngũ thầy cô giáo, chất lượng giáo trình và sách giáo khoa, cơ sở vật chất của đào tạo và các liên kết trong nước và ngoài nước đối với các cơ sở đào tạo v.v… Chính vì lẽ đó, việc quan tâm khác nhau đến các yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo của chính cơ sở đào tạo và của cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo, khoảng cách về chất lượng đào tạo giữa các trường công lập và ngoài công lập cũng sẽ khác nhau, nghĩa là nó có thể thu hẹp khoảng cách và cũng có thể làm giãn khoảng cách đó về chất lượng đầu ra. Suy nghĩ trên đây đi đến một nhận thức không phảỉ cứ là trường đại học ngoài công lập thì chất lượng đương nhiên là phải kém các trường đại học công lập và ngược lại.

    2. Khác với các trường đại học công lập, các trường đại học ngoài công lập ngoài chi phí của các nhà đầu tư giáo dục bỏ ra, thì chủ yếu tồn tại bằng học phí của sinh viên. Mọi chi phí tái đầu tư lại cho trường đều dựa vào đó. Từ thực tế trên, nếu các trường đại học ngoài công lập không tuyển đủ chỉ tiêu thì cũng có nghĩa là không đủ chi phí trang trãi cho các chi phí hoạt động liên quan đến đào tạo và từ đó liên quan đến chất lượng đào tạo. Hiện nay, đối với các trường đại học ngoài công lập rất ít nhận được sự ưu đãi như đối với các trường công lập, bao gồm việc vay vốn ưu đãi, giao đề tài và chi phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của nhà nước, về quỹ cấp học bổng cho sinh viên học giỏi và có hoàn cảnh khó khăn… Những so le nói trên mặc dù chưa đầy đủ và toàn diện nhưng trên thực tế đã tạo một sân chơi không bình đẳng giữa các trường đại học công lập và ngoài công lập.v.v…

    Xuất phát từ chi phí cho đào tạo của các trường Đại học ngoài công lập như đề cập ở trên chủ yếu là dựa vào học phí của sinh viên, nên thực tế trong những năm qua, người ta có lý để nói rằng, nhà đầu tư giáo dục và đào tạo như là “những người làm từ thiện xã hội”, bỏ tiền mà chẳng thấy lãi đâu. Ta có thể đưa ra một phép tính đơn giản: Nếu bỏ vào vài chục tỷ đồng để đầu tư vào đào tạo thì ít nhất phải qua 5 năm mới bắt đầu đạt điểm hòa vốn, trong khi đó, chỉ cần gửi số tiền đó vào ngân hàng, cuối năm nhà đầu tư tài chính cũng thu lãi hàng tỷ đồng.

    Với những gì đã đề cập ở trên, việc đạt hay không đạt chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc tạo điều kiện hoạt động bình thường hay không bình thường của các trường đại học ngoài công lập, và cũng quyết định đến việc duy trì, nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học ngoài công lập. Theo số liệu được công bố năm học 2010 – 2011, một số trường ngoài công lập chỉ đạt khoảng 50 – 60% chỉ tiêu tuyển sinh do Bộ GD&ĐT duyệt, thậm chí có trường chỉ đạt trên 20% một ít. Với số lượng sinh viên được tuyển như trên và theo mối tương quan mang tính logic giữa chi phí đào tạo và chất lượng đào tạo, cho ta biết trước khó mà đạt được chất lượng đào tạo như mong muốn, nếu không nói là dẫn đến sự thua lỗ kéo dài của các nhà đầu tư vào giáo dục và từ đó dẫn đến chất lượng đào tạo sút kém.

    Những bất cập nói trên trong việc phân biệt giữa đại học công lập và ngoài công lập, mặc dù là không đầy đủ, diễn ra đối với tất cả các trường đại học ngoài công lập, trong đó đại học Kinh tế Công nghiệp Long An không là ngoại lệ. Đảm nhận sứ mệnh lịch sử của một trường đại học đa ngành, đa hệ duy nhất ở tỉnh Long An đến thời điểm hiện nay, ngay từ đầu chúng tôi đã xác định xem chất lượng đào tạo là yếu tố sống còn của Trường, là niềm tin của người sử dụng lao động, là động lực thu hút người học và là con đường đi đến việc xác lập uy tín, thương hiệu và trường phái riêng biệt của trường. Từ nhận thức đó, mặc dù phải vận hành trong điều kiện tồn tại những bất cập lớn như đã đề cập ở trên, đến nay trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An sắp cho ra trường “sản phẩm” đầu tiên thuộc hệ Đại học và khóa thứ hai thuộc hệ Cao đẳng và chúng tôi có thể yên tâm để báo cáo với quí phụ huynh của sinh viên sắp ra trường những kết quả ban đầu mà nhà trường phấn đấu gian khổ để có được, đã đáp ứng lòng mong mỏi của nhiều lớp người đối với một sự nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt – sự nghiệp trồng người.

    Những kết quả đạt được của trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An liên quan đến chất lượng đào tạo có được khi mà những bất cập, tồn tại như đã trình bày ở trên chưa khắc phục được, phản ánh những cố gắng liên tục của thầy và trò trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.

    Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các trường đại học ngoài công lập, trong đó có trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, cần thiết phải xử lý một cách có hiệu quả những vấn đề chủ yếu sau đây:

    Với điểm sàn như hiện nay được ứng dụng trong lĩnh vực đào tạo sẽ gây ra những nhận thức khác nhau. Do vậy, nếu tiếp tục hạ điểm sàn sẽ tạo thêm khó khăn cho quá trình đào tạo.
    Do vậy, khắc phục có hiệu quả hiện tượng này chúng tôi đề nghị phải điều chỉnh theo hướng: với các trường công lập được nhà nước tài trợ nên chăng phải tuyển chọn những sinh viên tinh hoa, có điểm chuẩn tối thiểu >= 3 điểm so với điểm sàn. Phần còn lại dành cho các trường ngoài công lập đào tạo theo hướng đại chúng xã hội hóa.

    Việc xác định điểm sàn nên theo hướng linh hoạt và tùy thuộc vào trình độ và kết quả thi tuyển sinh đại học hàng năm. Bởi lẽ kết quả thi tuyển khác nhau giữa các năm học khác nhau, tạo điều kiện cho các trường đại học ngoài công lập tuyển đủ chỉ tiêu để ổn định tổ chức và quản lý đào tạo. Vấn đề này cần xử lý một cách triệt để, có căn cứ khoa học tránh dẫn đến một hệ lụy xấu là các trường đại học ngoài công lập liên tục thua lỗ, hoặc giảm chất lượng đào tạo ảnh hưởng lớn đến mặt bằng tri thức của xã hội.
    Để các trường đại học và cao đẳng tăng cường chất lượng đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu chỉ tài trợ vốn theo đầu mỗi sinh viên căn cứ trên các tiêu chí:
    ¾ Chất lượng đào tạo của từng trường không cào bằng mà cần căn cứ vào các yếu tố về sự phát triển của từng trường.

    ¾ Chất lượng và qui mô các công trình nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp tỉnh (thành phố) và cấp nhà nước (TW).

    ¾ Sự đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo căn cứ trên các tiêu chí về đổi mới giáo trình, phương pháp giảng dạy và việc sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư.

    ¾ Số sinh viên đầu vào có điểm trúng tuyển cao, ít nhất bình quân 8/10 điểm mỗi môn thi.

    Lộ trình các việc đổi mới này, bắt đầu từ các trường công lập lớn, mở rộng đến các trường công lập nhỏ và ngoài công lập, để cuối cùng đạt được yêu cầu là không còn phân biệt trong đối xử giữa các trường công lập lớn, nhỏ và ngoài công lập.

    Dành một số ưu đãi thật sự cho các trường ngoài công lập như vay vốn ưu đãi, được cấp hoặc thuê đất dài hạn, và miễn thuế thu nhập cho các trường để giúp trường có điều kiện tái đầu tư phát triển.
    Về nghiên cứu khoa học
    Đây là một nhiệm vụ chủ yếu của trường Đại học. Nhà nước cần có chính sách đặt hàng, giao đề tài, khuyến khích đăng ký đề tài v.v… tạo thuận lợi cho các trường đại học ngoài công lập được tham gia trên sân chơi bình đẳng với các trường công lập.

    Tiếp tục duy trì và phát triển chính sách cho sinh viên vay vốn học tập, tạo nên một xã hội học tập từ đó nâng cao dân trí góp phần quyết định sự phát triển của đất nước. Trừ những sinh viên giỏi được trợ cấp, tất cả sinh viên phải vay vốn trả học phí và có nghĩa vụ hoàn trả lại vốn vay.
    Các cấp quản lý vĩ mô ngành giáo dục nhanh chóng áp dụng mô hình điện toán đám mây (cloud - computing) vào quá trình quản lý để vừa phát huy hiệu quả quản lý nhà nước vừa trao thêm quyền tự chủ cho cơ sở.
    ***

    Thực tế vận hành trong nhiều năm qua đã cho thấy sự phân biệt giữa các trường công lập và ngoài công lập là quá rõ ràng và do vậy, chủ trương xã hội hóa giáo dục bắt nguồn từ một ý đồ mang tính chiến lược, phản ảnh sự nhìn xa trông rộng của Đảng và nhà nước, mang ý nghĩa nhân văn hết sức sâu sắc lại bị hiểu và vận dụng không phù hợp, tạo nên một khoảng cách ngày càng xa giữa các trường công lập lớn, nhỏ và ngoài công lập.

    Khắc phục tình trạng này không có gì khác hơn là phải xử lý có hiệu quả về xác định điểm sàn, về chính sách nâng đỡ khi các trường gặp khó khăn, không để nó bị sụp đổ và trong những trường hợp như vậy, cần thiết phải có sự can thiệp và giúp đỡ từ phía Nhà nước. Làm được như vậy chính là chúng ta vừa sử dụng các qui luật của thị trường, vừa sử dụng vai trò quản lý của nhà nước, tạo nên sự bình đẳng. Chúng tôi cho rằng chủ trương xã hội hóa giáo dục là một chủ trương lớn, nhung nó sẽ không đạt được những gì như chúng ta mong muốn nếu không sớm khắc phục có hiệu quả những bất cập nói trên.
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này