[Fshare] [Tài liệu] Charge 2011 720p WEB-DL AAC2.0 H.264-VietHD ~ Ém ga nhả số | Ewan McGregor

Thảo luận trong 'Phim tài liệu - Documentaries' bắt đầu bởi v0minh, 23/12/15.

  1. v0minh

    v0minh Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    23/12/14
    Bài viết:
    19,418
    Đã được cảm ơn:
    213,744
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Blogger
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    [TABLE=align: center][TR][TD=bgcolor: Crimson, align:center]

    Charge 2011 720p WEB-DL AAC2.0 H.264-VietHD


    [​IMG]
    [/TD][/TR][TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]
    Ém ga nhả số

    (Ewan McGregor)


    [​IMG] Ratings: 6.9/10 from 84 users


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [​IMG]

    Thông tin phim. Click HERE:
    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Nội dung phim[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]
    http://chargemovie.com/index.html
    Bộ phim tài liệu về một nhóm những kẻ cứng đầu vốn là những đội đua trải qua bao thử thách khó khăn để thành lập cuộc đua lần đầu tiên của thể loại Grand Prix motor tổ chức ở Isle of Man. Lịch sử khởi đầu của giải đấu là những trang bi tráng hào hùng, trong đó đường đua Isle of Man đã lấy mạng trên 200 người và đến nay vẫn là cung đường khó nhằn nhất.

    Tìm hiểu sơ lược về giải đua xe MotoGP
    [​IMG]

    Mình rất thích xe cộ, đặc biệt là xe hơi và xe mô tô phân khối lớn. Lúc còn nhỏ, mình và đám nhóc trong xóm từng trầm trồ thích thú nhìn ngắm một chiếc Harley Davidson to như con bò mộng đậu ở căn biệt thự đầu xóm, và bây giờ thì mê mệt với những chiếc Naked như Ducati Monster 795, Honda CB1000RR hoặc Kawasaki Z1000... Đó cũng là một phần lý do mình thích xem các giải đua xe trên thế giới, ví dụ Formula One và đặc biệt là MotoGP. Vậy thì đua xe MotoGP có gì đặc biệt, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

    Đua xe mô tô phân khối lớn
    Đây là một môn thể thao rất phổ biến trên thế giới ngày nay, hầu như các quốc gia phát triển đều có sân chơi cho bộ môn tốc độ cao này. Hiện nay, đua xe mô tô chính qui được phân ra làm 3 hạng mức, gồm Moto3 (trước đây là 125cc), Moto2 và MotoGP. Từ năm 2010, hạng mức 250cc được thay thế bằng giải Moto2, sử dụng các xe mô tô có động cơ 4 thì, 600 phân khối. Từ năm 2012, hạng mức 125cc được nâng cấp lên thành Moto3, dùng xe 4 thì 250cc, những chiếc xe tham dự giải Moto3 chỉ được phép có trọng lượng ướt tối đa là 65kg, tức là khi đã đổ đầy xăng. Còn giải MotoGP được nâng cấp xe từ 800cc lên 1000cc kể từ mùa giải 2012.
    [​IMG]

    Sơ lược về các đội đua
    Trong 3 giải kể trên, MotoGP là giải đua xe mô tô phân khối lớn lớn nhất hiện nay, với 18 giải được tổ chức hàng năm khắp nơi trên thế giới. Động cơ của những chiếc xe đua MotoGP được sản xuất bởi 4 tên tuổi hàng đầu thế giới là Ducati, Honda, Suzuki và Yamaha (có đến 3 thương hiệu của Nhật Bản, riêng Ducati của Ý), vỏ xe được cung cấp bởi Bridgestone (Nhật Bản). Hiện tại Jorge Lorenzo thuộc đội Yamaha Factory Racing đang là tay đua nắm giữ giải vô địch MotoGP mùa giải 2010 và 2012, anh cũng từng nắm giải vô địch phân khúc 250cc năm 2006 và 2007 với đội Honda. Xem thêm về danh sách các tay đua và đội đua MotoGP ở đây.

    Sau mỗi trận đua, 15 hạng về đầu sẽ được chia điểm thưởng. Trong đó hạng 1 được 25 điểm, hạng 2 được 20 điểm, hạng 3 được 16 điểm... và giảm dần xuống đến hạng 15 được 1 điểm.
    [​IMG]
    [​IMG]

    Lịch sử MotoGP
    Kể lại một chút về chuyện xưa. Năm 1894, tức cuối thế kỉ 19, người Đức sản xuất và bán ra chiếc xe máy đầu tiên của thế giới. Và chỉ vài năm sau đó thôi, nhân loại (hay là những người đàn ông?) đã nghĩ ra trò chơi đua xe mô tô, và từ đó, nhiều giải đua xe mô tô lần lượt được ra đời, trước cả khi 2 cuộc chiến tranh thế giới xảy ra, sau đó tạm ngưng vài năm do Thế chiến II bùng nổ. Lịch sử có ghi lại rằng vào năm 1906, Đế quốc Anh tổ chức giải đua xe mô tô chính qui đầu tiên trên thế giới, ở đảo Isle of Man nằm gần Ireland. Sau Thế chiến II, FIM (Federation Internationale de Motorcyclisme - tổ chức quốc tế về xe máy) ra đời vào năm 1949, tiền thân của đơn vị tổ chức các giải Grand Prix ngày nay. Vì vậy, có thể xem MotoGP là một trong những môn thể thao lâu đời nhất hiện nay.
    [​IMG]
    Một giải đua mô tô ngày xưa

    Từ năm 2002 trở về trước, giải MotoGP cho phép sử dụng các loại xe mô tô (sport bike) có động cơ 2 thì hoặc 4 thì, dung tích xy lanh từ 500 đến 990 phân khối. Đến 11/12/2009, Ủy ban Grand Prix quyết định nâng cấp chuẩn mực mới cho động cơ xe MotoGP, lên 1000cc và bắt đầu áp dụng kể từ mùa giải 2012.

    Thông số của một chiếc xe đua MotoGP
    Như đã nói ở trên, kể từ mùa giải 2012 thì các xe MotoGP sẽ sử dụng động cơ 4 thì, 1000 phân khối, dung tích bình xăng tối đa 21 lít. Grand Prix Commission cũng rất khắc khe trong việc qui chuẩn động cơ của xe MotoGP, nhà sản xuất có thể chế tạo xe dùng động cơ từ 2 đến 6 xy lanh, và sẽ chịu sự giới hạn trọng lượng tối đa toàn chiếc xe. Ví dụ nếu dùng động cơ 2 xy lanh thì xe chỉ được nặng tối đa 135kg (300 cân Anh), nặng 142,5kg nếu có động cơ 3 xy lanh, 150kg nếu 4 xy lanh hoặc tối đa 165kg với động cơ 6 xy lanh. Tuy nhiên kể từ năm 2012 thì động cơ chỉ còn được sử dụng loại 4 xy lanh (16 van) mà thôi.

    [​IMG]
    Cân nặng tối đa của xe tương ứng với số xy lanh.

    Chi tiết thông số phổ biến của 1 động cơ xe MotoGP:
    Loại động cơ: V-twin hoặc V4 hoặc Inline-4.
    Dung tích xy lanh: 1000 phân khối.
    Chu kì: 4 thì, 16 van, DOHC, 4 van mỗi xy lanh.
    Nhiên liệu: Dùng xăng có chỉ số Octane 100.
    Phun xăng điện tử Fi.
    Công suất động cơ tối đa: 240 HP (180 kW).
    Làm mát động cơ: bằng dung dịch, 1 máy bơm.
    Số vòng tua: tối đa từ 17.500 đến 18.000 vòng/phút.
    Tốc độ tối đa: 349 km/giờ (217 dặm/giờ).

    [​IMG]


    Tham khảo: Wikipedia, MotoGP, Bikeglam


    MotoGP - Sân chơi của những "kẻ săn tốc độ"
    Thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của những người đam mê tốc độ, giải đua MotoGP thậm chí còn nổi tiếng hơn cả giải đua ô tô công thức 1 bởi tốc độ đuổi gió không hề kém cạnh, những pha cua góc ngạt thở và cả sự mạo hiểm về đích của các tay đua.

    Như các giải thi đấu thể thao trên thế giới, MotoGP có lịch sử phát triển lâu đời hơn người ta vẫn nghĩ. Từ cuối thế kỉ 19, người Đức sản xuất và bán ra chiếc xe máy đầu tiên của thế giới. Và chỉ vài năm sau đó thôi, nhân loại hay chính những người đàn ông đã nghĩ ra trò chơi đua xe mô tô, và từ đó, nhiều giải đua xe mô tô lần lượt được ra đời, trước cả khi 2 cuộc chiến tranh thế giới xảy ra, sau đó tạm ngưng vài năm do Thế chiến II bùng nổ. Lịch sử có ghi lại rằng vào năm 1906, Đế quốc Anh tổ chức giải đua xe mô tô chính qui đầu tiên trên thế giới, ở đảo Isle of Man nằm gần Ireland. Năm 1949, FIM (Federation Internationale de Motorcyclisme - tổ chức quốc tế về xe máy) ra đời, tiền thân của đơn vị tổ chức các giải Grands Prix ngày nay. Từ đó đến nay, đua xe motor chính thức được tổ chức bài bản và chuyên nghiệp, trở thành một trong những môn thể thao cảm giác mạnh được yêu thích nhất trên thế giới.

    [​IMG]

    Đua motor những ngày đầu tiên

    (Nguồn ảnh: http://yanzz-sport.blogspot.com/)

    Hiện nay, giải đua MotoGP thi đấu ở cả 3 thể thức là Moto3, Moto2 và MotoGP. Moto3 trước đây dành cho những xe 125 phân khối, hiện nay nâng cấp lên động cơ 4 thì 250 phân khối, trọng lượng đầy xăng tối đa 65 kg. Moto2 trước dành cho 250 phân khối, nay nâng lên 4 thì 600 phân khối. MotoGP từ 800 lên 1.000 phân khối kể từ mùa giải 2012. MotoGP là thể thức thi đấu ấn tượng nhất trong số 3 thể thức nói trên. Sau mỗi trận đua, 15 tay đua về đầu sẽ được chia điểm thưởng. Trong đó người về nhất được 25 điểm, thứ hai được 20 điểm, thứ 3 được 16 điểm... và giảm dần xuống đến người cuối cùng được 1 điểm. MotoGP tổ chức 18 giải mỗi năm trên toàn thế giới. Động cơ của những chiếc xe đua được sản xuất bởi 4 tên tuổi hàng đầu là Ducati, Honda, Suzuki và Yamaha (có đến 3 thương hiệu của Nhật Bản, riêng Ducati của Itali) cũng là 4 đội đua mạnh nhất giải. Tuy nhiên, chỉ có Bridgestone (Nhật Bản) là nhà cung cấp duy nhất vỏ xe cho giải đấu trong suốt nhiều năm.

    [​IMG]

    Đội đua MotoGP Repsol Honda

    Như các đội đua khác, Honda gia nhập làng đua xe từ rất sớm và được xem là một trong những đội mạnh nhất giải. Freddie Spencer, Casey Stoner là những tên tuổi từng đại diện cho Honda ở các giải GP. Tay đua trẻ Marquez của Repsol Honda hiện là đương kim vô địch MotoGP thế giới. Mùa giải năm nay, anh tiếp tục khoác áo Repsol cùng đồng đội ăn ý Pedrosa. Cả hai tay đua chính thức thi đấu cùng nhau từ năm 2013 và gặt hái được nhiều thành công. Marquez hiện cũng là tay đua trẻ thiết lập nhiều kỉ lục trên thế giới nhất hiện nay:

    - Phá kỉ lục tay đua trẻ nhất từng giành chiến thắng ở cả 3 thể thức đua moto (Moto1-125cc, Moto2-250cc và MotoGP-1000cc) của chính người đồng đội Daniel Pedrosa trong đội Repsol Honda.
    - Phá kỉ lục tay đua trẻ nhất từng giành chiến thắng trong một cuộc đua giải MotoGP World Championship của Lorenzo khi mới 20 tuổi 63 ngày.

    - Phá kỉ lục tay đua trẻ nhất có vòng đua nhanh nhất của Freddie Spencer tại Misano vào năm 1982.

    - Phá kỉ lục tân binh đầu tiên giành chức vô địch tại 1 giải Grand Prix của Kenny Robert kể từ năm 1978.

    [​IMG]

    Marquez (phải) sẽ cùng tay đua đồng hương Pedrosa (trái) tiếp tục cùng nhau tại giải 2015

    Nguồn: Tổng hợp

    Những công nghệ không tưởng trên xe đua MotoGP
    Lò xo van khí nén, hộp số liền mạch và phanh carbon chịu nhiệt độ 900 độ C là những công nghệ không thể tìm thấy trên xe thương mại hiện nay.
    MotoGP luôn là giải đua xe hấp dẫn nhất hành tinh kể từ khi xuất hiện, mỗi năm Ducati, Kawasaki hay Yamaha đổ tới 30-50 triệu USD cho đội đua của họ, cá biệt Honda chi mạnh tay tới 100 triệu USD. Những tay đua xuất chúng như Valentino Rossi hay Marc Marquez có thể đưa xe tới tốc độ khoảng 340 km/h trên đường thẳng.

    Những chiếc xe đua MotoGP với động cơ 1.000 phân khối lại có thể sản sinh công suất tới 240 mã lực, con số không chiếc xe thương mại nào có thể với tới. Có nhiều quy định về công nghệ trên xe như cấm sử dụng ABS, giảm xóc điện tử, nhưng ở những bộ phận khác, xe đua MotoGP lại sở hữu những công nghệ đỉnh cao không tưởng, là tiền đề áp dụng trên xe thương mại.

    1. Lò xo van khí nén

    [​IMG]

    Động cơ 1.000 phân khối 4 xi-lanh trên MotoGP có thể chạm tới ngưỡng vòng tua 17.000 vòng/phút, những đội lớn trong giải đua này sử dụng công nghệ lò xo van khí nén để đóng mở van, bởi những van thông thường bằng kim loại không thể đáp ứng tốc độ nhanh, chính xác.

    Với công nghệ này, các van động cơ vẫn đóng mở bởi trục cam, nhưng thay vì dùng lò xo như trên xe thương mại, ở đây có một buồng chứa khí nén với một piston làm nhiệm vụ điều hướng thu hồi khí nén, thông qua đó đóng mở van. Như trên chiếc YZR-M1, loại lò xo bằng khí nén này có thể hoạt động 140 lần mỗi giây, tránh va đập kém hiệu quả.

    2. Hộp số liền mạch

    [​IMG]

    Honda RC213V là chiếc xe giành chiến thắng ở mùa giải 2013, nhờ một phần lớn vào công nghệ hộp số liền mạch của Honda. Loại hộp số này thừa hưởng công nghệ từ xua đua F1, cho phép xe bắt vào số mới trước khi số cũ ngắt hoàn toàn. Asphalt&rubber cho biết Honda chỉ mất thời gian 0,009 giây để sang số, nhanh hơn hộp số trên M1 của Yamaha khi mất tới 0,038 giây.

    Hiện nay công nghệ này mới chỉ áp dụng cho xe đua MotoGP mà chưa có trên xe thương mại. Một loại hộp số công nghệ cao hiện nay cho xe thương mại là hỗ trợ sang số nhanh Quick Shifter khi sang số mà không cần ngắt ly hợ, áp dụng trên superbike như BMW S1000RR.

    3. Phanh

    [​IMG]

    Như tay đua huyền thoại Valentino Rossi từng nói, nếu chỉ tập trung vào thời gian sang số, tốc độ tối đa, cân bằng...thì chiếc xe chỉ thể hiện tối ưu khi đua một vài vòng ngắn, còn trên cả chặng đua dài, cần phải phát triển cả công nghệ phanh.

    Loại phanh sử dụng trên Honda RC213V là dạng đĩa đôi carbon ở bánh trước, với má phanh Brembo 4 piston làm từ nhôm khối, nhiệt độ đĩa phanh có thể chịu lên tới 900 độ C. Ở phía sau là loại đĩa đơn từ thép không gỉ, tay đua tùy chọn má phanh hợp kim nhôm loại 2 hay 4 piston.

    Minh Hy


    Xe đua tại MotoGP "khủng khiếp" đến mức độ nào?
    Xe đua được sử dụng tại MotoGP là những chiếc xe được thiết kế riêng và những mẫu xe sử dụng tại MotoGP không được sản xuất phiên bản thương mại và sẽ là phạm pháp nếu tham gia giao thông công cộng.
    [​IMG]
    Xe tham dự MotoGP phải đáp ứng tiêu chuẩn đã quy định để có được sự cạnh tranh công bằng. Mỗi xe đua tại MotoGP phải được đánh số trước và sau, xe có màu sắc và biểu tượng riêng biệt của mỗi đội đua (như nhà tài trợ chính của đội đua đó).

    Từ năm 2002 trở về trước giải MotoGP cho phép sử dụng xe sport bike với cả hai loại 2 thì hoặc 4 thì, dung tích xy lanh từ 500 – 900cc. Bắt đầu từ 11/12/2009, BTC Grand Prix quyết định nâng cấp xe MotoGP lên đến 1000 phân khối và được áp dụng từ mùa giải MotoGP 2012.

    Và bắt đầu từ mùa giải 2012, MotoGP sử dụng động cơ 4 thì, 1000 phân khối, dung tích bình xăng tối đa 21 lít. Ban Tổ chức cũng rất khắt khe trong việc quy định động cơ của các đội đua, nhà sản xuất có thể chế tạo động cơ 2 đến 6 xy-lanh và giới hạn trọng lượng đã quy định sẵn.

    Số lượng Xy-lanh


    Cân nặng


    2


    135 kg


    3


    142,5 kg


    4


    150 kg


    6


    165 kg











    Các đội đua có thể sử dụng xe có thông số kỹ thuật phổ biến như sau:

    Loại động cơ: V4 hoặc Inline-4.
    Dung tích xy lanh: 1000 phân khối.
    Chu kì: 4 thì, 16 van, DOHC
    Nhiên liệu: Dùng xăng có chỉ số Octane 100.
    Phun xăng điện tử Fi.
    Công suất động cơ tối đa: 240 mã lực (180 kW).
    Hệ thống làm mát động cơ: Bằng dung dịch
    Tốc độ vòng tua tối đa: từ 17.500 đến 18.000 vòng/phút.
    Tốc độ tối đa: 349 km/giờ (217 dặm/giờ).


    [​IMG]

    Giá thành của những chiếc xe đua MotoGP thường sẽ là rất đắt vì được xây dựng dựa trên những vật liệu siêu bền, siêu nhẹ như titanium được tăng cường sợi carbon và được áp dụng rất nhiều công nghệ tiên tiến như phanh đĩa carbon, hệ thống điều khiển động cơ điện tử, kiểm soát lực kéo…

    Nếu như lốp xe có thể được thay qua các vòng đua thì hệ thống phanh quyết định rất lớn vào thành tích của các tay đua. Hệ thống phanh tạo ra sự cần bằng khi tăng tốc, kỹ năng sử dụng phanh giúp các tay đua có thể đạt được tốc độ cao nhất và có được những pha xử lý bất ngờ.

    Hiện chỉ có một nhà cung cấp lốp xe chính thức duy nhất cho MotoGP là Bridgestone. Một lốp xe tiêu chuẩn của MotoGP được cấu tạo gồm; cao su, sợi nhựa kỹ thuật cao, nhựa, khoáng chất và tạo nên một hiệu suất rất cao. Mỗi tay đua được cấp 20 chiếc lốp trơn cho 1 chặng (4 cặp trước và 6 cặp sau), ngoài ra còn 2 cặp lốp dùng cho đường ướt. Các tay đua phải nắm rõ được việc cân bằng giữa độ bám đường và sự bền bỉ của lốp. Lốp xe đua được lựa chọn phụ thuộc vào nhiệt độ dự kiến, loại nhựa đường, và theo phong cách thi đấu của mỗi tay đua. Lốp mềm sẽ giúp các tay đua đạt được tốc độ cao hơn nhưng nhanh mòn, lốp cứng thì độ bền cao nhưng tốc độ thì không cao lắm.

    Hệ thống phanh

    Xe đua phải có tối thiểu một phanh riêng biệt trên mỗi bánh và hoạt động độc lập. Trong thể loại đua MotoGP sử dụng đĩa phanh carbon có đường kính tối đa 320 mm. Hiện nay các đội đua MotoGP sử dụng hệ thống phanh đĩa bằng thép trong điều kiện thời tiết ẩm ướt. Đĩa phanh bằng thép có trọng lượng 750g đến 800g, trong khi đó đĩa phanh bằng thép có trọng lượng 1.200g đến 1.600g.

    [​IMG]

    Hệ thống phanh có thể được thay khi nó bị hư hại hoặc bị ướt. Chiến thắng có được bởi kỹ thuật của mỗi tay đua, nhưng hệ thống phanh và kỹ thuật sử dụng phanh cũng được đánh giá rất cao.

    Tại mỗi góc cua, nếu kỹ thuật sử dụng phanh tốt các tay đua sẽ có một tốc độ cao hơn so với đối thủ đang cạnh tranh với mình.

    Hệ thống phanh được sử dụng tại MotoGP được sản xuất bởi hai công ty chính là; Brembo và Nissin.

    Nhiên liệu

    Các công ty như Elf, Shell, Repsol, Eni cung cấp nhiên liệu chính cho các đội đua, tạo ra hiệu suất cao nhất cho mỗi chiếc xe đua. Các sản phẩm nhiên liệu được cung cấp cho MotoGP phải được sự kiểm soát chặt chẽ của FIM. Từ năm 2007 trở đi FIM đã đưa ra một quyết định cụ thể về nhiên liệu cho các xe đua tại MotoGP, lượng nhiên liệu tối đa là 21 lít.

    [​IMG]

    Bên cạnh đó các đội đua cũng sử dụng chất dầu bôi trơn cho mỗi chiếc xe đua của mình. Dầu bôi trơn được sử dụng cho động cơ, hộp số… Chất bôi trơn giúp động cơ hoạt động tốt hơn, lượng tiêu thụ nhiên liệu tốt hơn giúp tay đua đạt hiệu suất cao. Các loại dầu bôi trơn có thể khác nhau để phù hợp với từng loại xe cụ thể. Sản phẩm dầu bôi trơn phải được FIM kiểm tra và chấp nhận được sự dụng.

    Thiết bị an toàn

    Thiết bị an toàn được trang bị cho từng tay đua là điều không thể thiếu, với tốc độ tối đa lên đến 340 km/h bất kì tai nạn nào xảy cũng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của họ. Các thiết bị an toàn tiêu chuẩn cho mỗi tay đua bao gồm; mũ bảo hiểm, găng tay, quần áo bảo hiềm, bảo hiểm ngực, bảo vệ cột sống, găng tay, bảo vệ gối…tất cả các thiết bị đều có tiêu chuẩn an toàn cao và áp dụng nhiều công nghệ tối tân.

    [​IMG]

    Mỗi tay đua được trang bị ít nhất 4 mũ bảo hiểm cho mỗi chặng đua, khi gặp trời mưa sẽ có mũ chuyên dụng chống mờ và đọng nước. Cấu tạo cơ bản của mũ bảo hiểm gồm; lớp vỏ bên ngoài, đệm bên trong, kính bảo vệ và quai. Mũ bảo hiểm được làm từ các chất liệu cao cấp như carbon, sợi thủy tinh, Kevlar và nhựa tổng hợp Polyurethane. Mũ bảo hiểm được thiết kế hình dạng khí động học, thoải mái, tầm nhìn tốt và trọng lượng nhẹ. Màu sắc của mũ bảo hiểm cũng hết sức đa dạng, đầu tiên nó giúp thể hiện được cá tính của tay đua, tiếp theo nó là một yếu tố để đội đua cũng như ban tổ chức có thể nhận biết được mỗi tay đua để đưa các quyết định. Mũ bảo hiểm cũng mang tên nhà tài trợ.
    Kính che mắt của mũ bảo hiểm thường được làm bằng các chất liệu đặc biệt, giúp các tay đua tránh được côn trùng, mưa, các mảnh vỡ trên đường đua. Bên cạnh đó nó giúp tránh sương mù, hơi nước đặc biệt trong thời tiết mưa ẩm ướt.

    [​IMG]

    Phần đệm bên trong được thiết kế thoáng mát, dễ chịu, nó có hình dạng phù hợp với từng tay đua sử dụng mũ bảo hiểm đó. Hệ thống hỗ trợ âm thanh bên trong cũng rất quan trọng, giúp các tay đua có thể nghe thấy âm thanh của các xe bên cạnh.

    Công nghệ thông gió trong mũ bảo hiểm giúp thoát mồ hôi rất tốt. Mũ bảo hiểm cũng được trang bị hệ thống máy sấy giúp giảm độ ẩm bên trong mũ.

    Hệ thống cài quai là điều bắt buộc tại MotoGP. Các thiết kế cài quai được thiết kế tạo cảm giác dễ chịu cho tay đua.
    Các nhà sản xuất mũ bảo hiểm thường xuất hiện trong các đường đua MotoGP như: AGV, Arioh, Arai, HJC, Nolan, Shark, Shoei, Suomy, Vemar và X-Lite.

    [​IMG]

    Trang phục trên đường đua MotoGP được sản xuất chủ yếu bằng chất liệu da chuột túi. Bộ áo liền quần có độ bền và độ co giãn cao, trọng lượng dao động từ 3 - 3.5 kg. Phía ngoài đầu gối có miếng đệm bằng nhựa dẻo, làm điểm tựa khi vào cua. Bên trong bộ áo bảo vệ còn có hệ thống làm mát, duy trì nhiệt độ cơ thể, hệ thống này vận hành một vòng tuần hoàn bằng gel lỏng, từ ngực ra sau lưng, được đẩy bằng một chiếc bơm nhỏ và hệ thống pin nằm trong phần “gù” phía sau lưng - nơi cũng chứa nước uống dẫn lên mũ bảo hiểm và cung cấp trong quá trình đua. Bộ áo còn gắn thêm các cảm biến ghi nhận dữ liệu trực tiếp từ cơ thể của người mặc.

    Hội An
    TheoMotoGP

    Moto GP: Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết??


    Chào các bạn2Banh, trong ae của chúng ta không ai mà không có niềm đam mê xePKL. Và nhất là những cỗ máy sức mạnh trong làng GP và có những bí mật mà ít người biết đến nó. Nay mình xinh viết 1 bài đậm chất GP để đưa ra những điều cần biết cho các bạn thật sự chưa nắm rõ về"Thiên Đường Xe 2 Bánh"này.

    Trong làng đua xe thể thao 4 bánh, F1 được coi là đỉnh cao danh vọng thìMotoGPcũng có ngôi vị tương tự trong làng đua xe 2 bánh. Những chiến xa của MotoGP có thể đạttốc độ tối đatrên340 km/hvà tăng tốc0 - 100 km/h khoảng 2,5 giây. Những khả năng kỳ diệu ấy là nhờ có những kết cấu đặc biệt được chế tạo trên những chất liệu chuyên biệt.

    Đua MotoGP có3 phân hạng:MotoGP 800cc, 250cc và 125cc. Tuy nhiên những chiếc xe đua hạng MotoGP mới là những tuyệt phẩm về tinh hoa công nghệ kỹ thuật của nhà sản xuất.

    [​IMG]
    Cổ máy phân khúc 800cc.

    [​IMG]
    Hạng phân khúc250cc.

    [​IMG]
    Phân khúc 125cc.
    Dòng xe phân hạng 800cc:

    Dòng xe phân hạng 250cc:


    Dòng xe phân hạng 125cc:


    NHỮNG THÁCH THỨC VỚI NHÀ THIẾT KẾ

    Xe đua MotoGP được thiết kế, chế tạo để sử dụng đặc biệt trên đường đua, không bán ra thị trường. Nó là những cỗ máy 2 bánh thần tốc, có thể vượt hơn 340 km/h hay tăng tốc 0 - 100 km/h khoảng 2,5 giây. Theo quy định, xe đua MotoGP bị nghiêm cấm sử dụng hệ thống supercharge hay turbocharge và hộp số không quá 6 cấp. Năm 2002, ngoài kiểu động cơ 2 thì 500cc, lần đầu tiên động cơ 4 thì 990cc tranh tài. Đến 2007, phân hạng MotoGP giảm dung tích xuống còn 800cc.

    Các đội đua có thể áp dụng mọi giải pháp để giúp chiếc xe đạt được trọng lượng tối thiểu. Trung tâm kỹ thuật sẽ kiểm tra chỉ số này ngay từ lúc đầu, nhưng kết quả chính chỉ có giá trị sau cuộc chạy thử và sau mỗi chặng đua. Thông thường, mỗi đội đua có tối thiểu 2 chiếc xe cho 1 tay đua (gồm ít nhất 1 chiếc dự phòng).Xe đua ở MotoGP thường được làm từ các vật liệu siêu nhẹ và đắt tiền như titan và plastic gia cường sợi carbon.

    Những cải tiến về công nghệ này không được tiết lộ rộng rãi, tuy nhiên cũng có ngoại lệ như Ducati đã áp dụng công thức 990cc để chế tạo chiếc xe phổ dụng Desmosedici với số lượng giới hạn và bán ra thị trường US với giá thành tận 85.000 USD. Năm 2009, Yamaha đã giới thiệu chiếc R1 ứng dụng cấu hình trục khuỷu và thời điểm đánh lửa khá tương đồng như ở cỗ máy M1 của mình. Đây là những ví dụ về việc áp dụng công nghệ xe đua vào những mẫu xe thương mại, một xu hướng đã diễn ra nhiều thập kỷ qua và hẳn sẽ còn tiếp diễn.

    Một trong những thách thức lớn nhất đối với cả các tay đua và nhà thiết kế là làm thế nào để chuyển tải tối đa lượng công suất đồ sộ, hơn 240 mã lực, thông qua phần tiếp xúc của lốp sau mà ước chừng diện tích chỉ bằng bàn tay người. Để so sánh, những xe đua F1 có thể tạo công suất tới 750 mã lực từ động cơ 2.400cc, nhưng bề mặt tiếp xúc củalốp lớnhơn gấp 10 lần. Bởi vậy mà MotoGP rất đặc biệt trong các môn đua xe thể thao hiện đại mà các đội phải thường xuyên cân nhắc rất kỹ càng những điều chỉnh về động cơ để cho phép các tay đua của mình có thể kiểm soát chúng hiệu quả.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Thiết kế xe với những kỹ thuât tiên tiến bật nhất trong làng xe 2 bánh.
    Clip thiết kể tổng thể của xe GP:


    HỆ THỐNG PHANH XE

    Khi bóp phanh trước, 90% tổng trọng lượng đè nặng lên bánh trước, do đó dễ thấy phần đuôi xe có xu hướng hất lên khỏi mặt đường về phía trước. Hệ thống phanh đĩa xuất hiện lần đầu tiên vào đầu thập niên 70 và ban đầu nó được cấu tạo bằng thép, nên kém hiệu quả khi trời mưa. Cùng với sự phát triển về công nghệ kỹ thuật, đĩa carbon xuất hiện với ưu điểm nhẹ và ổn định nhiệt, cảm giác phanh bằng đĩa carbon ở vòng đua thứ 25 không khác biệt so với ở vòng đua thứ 2. Nếu cùng đường kính và độ dày, nó chỉ nặng 750 - 800g so với 1,2 - 1,6 kg của đĩa bằng thép. Tuy nhiên, đĩa carbon có trở ngại lớn là phải đạt đến mức nhiệt độ nhất định mới bắt đầu hoạt động hiệu quả.

    Vì vậy, trước màn đua chính thức, vòng chạy khởi động (warm-up) rất quan trọng. Trời mưa xem ra là kẻ thù của đĩa phanh carbon. Dù duy trì nhiệt độ rất tốt nhưng khi chưa đạt đến nhiệt độ hoạt động thì nước có thể làm nó mất tác dụng. Một điều lưu ý là loại đĩa phanh này khá đắt (khoảng vài nghìn Euro) và hoạt động kém trong môi trường ẩm ướt, bởi vậy nó không được ứng dụng phổ biến trên các dòng xe thương mại. Brembo (Italy) và Nissin (Nhật) là hai hãng chính cung cấp hệ thống phanh cho các xe đua MotoGP. Trung bình, một đội đua cần ít nhất 6 - 8 bộ phanh cho cả mùa giải.

    Và bây giờ đa số phanh trên xe GP đa số là phanh gốm để giải nhiệt tốt nhất khi các tay đua dồn lực phanh về trước.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Dĩa phanh gốm trên xe GP.


    Clip nói về phanh trên xe GP:


    LỐP XE

    Bí mật ấn tượng nhất của xe đua MotoGP là toàn bộ sức mạnh hơn 240 mã lực của động cơ được phát huy thông qua bánh sau trong khi tiết diện tiếp xúc giữa bánh sau và mặt đường không lớn hơn một bàn tay. Hiện có 2 nhà cung cấp lốp xe chính cho hệ thống MotoGP: phân hạng MotoGP là Bridgestone và phân hạng 125cc - 250cc là Dunlop. Tuy nhiên, theo điều chỉnh mới nhất năm 2009 thì chỉ còn duy nhất là Bridgestone. Sau khi thống trị F1, giờ đây hãng lốp xe danh tiếng này tiếp tục xâm chiếm lãnh địa MotoGP.

    Mỗi tay đua được cấp 20 chiếc lốp trơn cho 1 chặng (4 cặp trước, 6 cặp phía sau). Ngoài ra còn có 2 cặp lốp dùng như đường ướt. Lốp xe đóng vai trò quyết định đến thành tích thi đấu, vì các tay đua phải biết cách trung hoà giữa độ bám đường và sự bền bỉ của lốp. Loại lốp mềm sẽ mang đến tốc độ cao hơn, thời gian hoàn thành ngắn đi nhưng nhanh mòn hơn. Ngược lại, loại lốp cứng đáng tin cậy nhưng tốc độ không cao. Một cặp lốp có thể chịu đựng quãng đường tương đương 120 km. Đặc biệt, lốp dùng trong đường đua không được sử dụng cho xa lộ công cộng, vì cấu tạo mặt đường đua mới phát huy được hiệu quả của nó.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Lốp xe là thứ quan trọng phải luôn giúp xe bám đường tốt nhất.
    Nguyên tắc hoạt động của lốp xe GP:


    NHIÊN LIỆU

    Elf -Shell - Repsol là ba nhà tài trợ nhiên liệu chính thức cho MotoGP. Đến kỷ nguyên của loại động cơ 800cc, dung tích bình xăng quy định còn 21 lít, ít hơn 1 lít so với thế hệ 990cc. Tuỳ thuộc từng trường đua mà các đội đua bơm lượng nhiên liệu vừa đủ. Một chiếc xe đầy nhiên liệu sẽ xuất phát chậm và chạy một cách ì ạch so với các đối thủ, nhưng nếu ước lượng không chính xác, tay đua có thể phải bỏ cuộc giữa chừng.

    Nhờ dữ liệu từ các buổi chạy thử và chạy phân hạng, đội đua tính được mức nhiên liệu tối ưu nhất.Nhiên liệu sử dụng cho xe đua MotoGP không quá khác biệt so với loại nhiên liệu được sử dụng phổ biến trên thị trường và được chấp nhận bởi FIM. Thành phần tương tự 99% xăng phổ thông, nhưng thêm một số phụ gia đặc biệt để chống oxy hoá, chất tẩy hay giảm sự ma sát.

    Ngoài ra, nhớt đóng vai trò rất quan trọng cho vận hành của máy. Một loại nhớt phù hợp sẽ giảm bớt sự ma sát và tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu. Tương tự như xăng, nhớt cũng dựa trên nền tảng của nhớt tiêu chuẩn.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Bình nhiên liệu trên xe GP.

    Clip về chế tạo nhiên liệu đặc biệt dành riêng cho xe GP (Clip về bên đội xe Honda Repsol):


    TRANG BỊ AN TOÀN

    Trang bị an toàn không thể thiếu đối với các tay đua là mũ bảo hiểm. Mỗi tay đua có ít nhất 4 chiếc mũ cho mỗi mùa giải, trong số đó có loại mũ đặc biệt dùng khi trời mưa có khả năng chống mờ và đọng nước. Mũ bảo hiểm được chế tạo từ các vật liệu cao cấp như sợi thuỷ tinh, carbon, Kevlar và nhựa tổng hợp polyurethane.

    Tiếp đến là bộ áo liền quần làm bằng da kangaroo để đạt độ bền, độ co giãn và nhẹ hơn da bò, trọng lượng dao động từ 3 - 3.5 kg. Phía ngoài đầu gối có miếng đệm bằng nhựa dẻo, làm điểm tựa khi chiếc xe vào cua nghiêng tới sát mặt đường. Trong cả mùa giải, một tay đua MotoGP sử dụng khoảng 100 cặp đệm gối này. Bên trong bộ áo bảo vệ còn có hệ thống làm mát, duy trì nhiệt độ cơ thể ôn hoà, hệ thống này vận hành một vòng tuần hoàn gel lỏng, từ ngực ra sau lưng, được đẩy bằng một chiếc bơm nhỏ và hệ thống pin nằm trong phần “gù” phía sau lưng - nơi cũng chứa nước uống dẫn lên mũ bảo hiểm và cung cấp trong quá trình đua. Bộ áo còn gắn thêm các cảm biến ghi nhận dữ liệu trực tiếp từ cơ thể của người mặc. Nhờ đó các chuyên gia phân tích những tác động sinh lý ảnh hưởng đến tay đua trong suốt thời gian cuộc đua diễn ra.

    Ngoài ra, còn có trang bị bảo đảm an toàn khác như giầy, găng tay, áo mưa mặc ngoài chống thấm nước.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Boot chuyên dụng giành cho các tay đua GP.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Nón bảo hiểm thiết kế đặc biệt và độ an toàn rất cao dành cho các tay đua GP (Trên hình là 2 loại nón AGV Corsa và Shoei Lotus của Rossi và Marquez có giá gần $1000USD xấp xỉ 25tr tại Việt Nam).
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Găng tay cũng là thứ không thể thiếu cho các tay đua.

    Và quan trọng hơn hết đó chính là bộ đồ áo liền quần đặc biệt luôn dành riêng cho các tay đua.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Đó chính là tất cả các kinh nghiệm và những gì e biết ạ. Các bạn đọc nếu có thấy thiếu sót hay gì thì cũng cho mình cái like bài này nhé^^, và comment thêm bên dưới. THÂN.

    Nguyễn Hoàng Duy

    Yamaha YZR-M1 2014 - xe MotoGP khác gì xe thường?

    Read more at:http://motosaigon.vn/chu-de/yamaha-yzr-m1-2014-xe-motogp-khac-gi-xe-thuong.228
    Copyright © motosaigon.vn



    Hé lộ bí quyết chiến thắng của Movistar Yamaha tại MotoGP 2015
    10/11/2015 Motor Show

    Chiến thắng chung cuộc của đội đua Movistar Yamaha MotoGP được coi là có sự đóng góp không hề nhỏ của mẫu xe đua Yamaha YZR-M1 với sức mạnh và sự ổn định khó tin.

    [​IMG]


    Mỗi chiến thắng của các tay đua tại MotoGP có sự đóng góp không nhỏ của chính chiếc xe và đội ngũ kỹ thuật chăm sóc cho các siêu môtô này. Ở mùa giải năm nay, Yamaha tiếp tục nhận được danh hiệu nhà sản xuất tốt nhất, vượt qua các đối thủ sừng sỏ như Honda, Ducati, Suzuki…, với sự ổn định của siêu môtô YZR-M1.

    [​IMG]


    Tại mỗi chặng, các tay đua sẽ có 2 chiếc xe để sử dụng thay nhau. Theo từng chặng, vị trí cao nhất mỗi chiếc xe đạt được cùng với tay đua sẽ nhận điểm từ ban tổ chức để tính điểm cho nhà sản xuất. Mùa giải MotoGP 2015, Yamaha đã giành danh hiệu nhà sản xuất tốt nhất ngay ở chặng 16. Khi đó, tay đua số 99 Lorenzo đạt tổng cộng 6 chiến thắng và 2 lần về nhì, Rossi có 4 lần về nhất, một lần về nhì và hai lần về thứ 3. Tay đua Bradley Smith, đội Monster Yamaha Tech 3, cũng đóng góp một lần về nhì tại trường đua Misano. Mùa giải năm nay, có 3 đội đua sử dụng siêu môtô YZR-M1 gồm Movistar Yamaha MotoGP, Monster Yamaha Tech 3 và Athina Forward Racing.

    [​IMG]


    Trước mỗi chặng, siêu môtô của các tay đua đều được chăm sóc, kiểm tra kỹ lưỡng bởi đội ngũ kỹ thuật viên cao cấp. Lốp xe thường được chăm sóc kỹ, do đây là một trong những bộ phận chịu đựng điều kiện vận hành khắc nghiệt nhất. Thông thường lốp xe được gia nhiệt (làm nóng) trước khi đua. YZR-M1 sử dụng lốp kích thước 16,5 inch cả phía trước và sau. Vành xe được làm từ hợp kim magie MRC. Trọng lượng của M1 là 158 kg.

    [​IMG]


    Valentino Rossicũng là một trong những người góp phần vào việc phát triển siêu môtô YZR-M1. “The Doctor” lần đầu tiên thử nghiệm M1 vào năm 2004 và đã thử qua nhiều loại động cơ khác nhau, trước khi chọn một cỗ máy phù hợp nhất với siêu môtô này. Mối duyên tình của Rossi và M1 lên đến đỉnh điểm khi anh giành chiến thắng cùng siêu môtô này ngay trong mùa giải ra mắt đội đua Yamaha. Sau đó, M1 đã cùng Rossi giành thêm 4 chiến thắng khác.

    [​IMG]


    Tương tự Rossi, kể từ khi gia nhập đội đua Yamaha năm 2008, Jorge Lorenzo đã giành nhiều thành công với YZR-M1, gồm 2 chức vô địch mùa giải. Phong cách chạy xe của Lorenzo được đánh giá rất thích hợp với những đặc tính của siêu môtô M1. Mùa giải 2015 một lần nữa minh chứng điều này, với chức vô địch của tay đua 28 tuổi. Số 99 của Yamaha cũng nhấn mạnh rằng anh mong muốn sẽ gắn bó toàn bộ sự nghiệp với đội đua Yamaha.

    [​IMG]


    Yamaha YZR-M1 sở hữu hệ khung sườn Delta box đôi làm từ nhôm. Gắp sau làm từ loại vật liệu tương tự. Siêu môtô của Yamaha được gắn logo Blue Core từ chặng đua thứ 9 tại Đức. Điều này có nghĩa, động cơ xe thừa hưởng những nâng cấp của công nghệ Blue Core. Đây là công nghệ mới của hãng xe Nhật Bản, tập trung vào việc nâng cao khả năng đốt cháy, nâng cao hiệu quả làm mát và giảm ma sát sinh ra. Từ đó tăng hiệu suất làm việc của động cơ. Do đó, “trái tim” 1.000 phân khối, 4 xi-lanh thẳng hàng, làm mát bằng dung dịch của M1 có thể sản sinh công suất trên 240 mã lực, giúp chiếc xe có thể đạt vận tốc tối đa trên 330 km/h. Hộp số 6 cấp dạng “Cassette-type gearbox” có thể thay thế dễ dàng với những tỷ số truyền khác nhau.

    [​IMG]


    Để kìm hãm sức mạnh từ khối động cơ 1.000cc, M1 được trang bị nhiều công nghệ khác nhau. YZR-M1 sử dụng phanh xe do Brembo sản xuất. Bánh trước dùng đĩa phanh carbon đôi, đường kính 320 mm hoặc 340 mm, 2 bộ kẹp phanh 4 piston. Trong khi đó, phía sau dùng đĩa phanh thép đơn, bộ kẹp phanh 2 piston. Giảm xóc hành trình ngược của Ohlins phía trước và giảm xóc dạng monoshock phía sau.

    TheoZing.vn

    Những công nghệ đỉnh cao trợ lực cho xe đua MotoGP
    • 111
    Van lò xo khí nén, hộp số liền mạch, phanh đĩa carbon là những công nghệ giúp ích rất nhiều cho các tay đua trên đường đua MotoGP.

    Nổi tiếng là giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh của các “chiến binh” hai bánh, khán giả của MotoGP thường được trải qua những trạng thái cảm xúc hồi hộp đến nghẹn thở theo những lần ôm cua sát đất, núp gió tăng tốc đè cua nhau của các tay đua. Tạo nên “cơn sốt” của MotoGP, một phần không nhỏ thuộc về những công nghệ đỉnh cao và sáng tạo nhất trong làng đua tốc độ.

    [​IMG]
    1.Van lò xo khí nén

    [​IMG]
    Với tốc độ làm việc vượt quá mức bình thường, vòng tua máy của các xe đua cũng thường phải vượt ra khỏi giới hạn thông thường. Đơn cử như đối với những chiếc xe đua động cơ 4 thì, 1.000 phân khối, vận tốc vòng tua máy có lên tới 17.000 vòng/phút. Do đó, cấu tạo van truyền thống bằng kim loại sẽ không thể theo kịp tốc độ xe vì lò xo đóng van không đủ nhanh như yêu cầu. Khi đó, sự va đập giữa pít-tông với xu-páp sẽ khiến động cơ dễ bị hỏng. Vì vậy, lựa chọn hàng đầu của các đội đua là sử dụng hệ thống van lò xo khí nén, thường là khí trơ trọng lượng nhẹ, có khả năng phản ứng nhanh làm giảm khả năng va đập giữa van với pít-tông. Khí nén ở đây được hiểu là dùng để thay thế lò xo thép bằng khí nén. Dùng khí nén thay lò xo thép để hồi vị xu-páp động cơ. Tần số riêng của khí nén gấp 8 lần tần số lò xo, nhờ đó động cơ có thể làm việc ở tốc độ không giới hạn. Với hệ thống van lò xo khí nén, khi vận tốc vòng tua máy lên tới 17.000 vòng/phút, mỗi van sẽ được mở ra đóng vào đến hơn 140 lần/giây.

    2. Hộp số liền mạch

    [​IMG]
    Đúng như tên gọi của nó, hộp số liền mạch “Seamless-Shift Gearbox” giúp các xe đua rút ngắn tối đa thời gian chuyển số, cải thiện gia tốc và độ mượt khi tăng tốc một cách rõ rệt. Đây cũng chính là trợ lực đắc thủ giúp Honda RC213V tạo được sức mạnh áp đảo trong mùa giải MotoGP 2013.

    Hộp số liền mạch là một dạng hộp số áp dụng công nghệ điện tử để hỗ trợ sang số nhanh, vốn đã được đội đua của Honda đưa vào sử dụng từ cuối mùa giải 2010. Với hộp số này xe Honda sang số chỉ mất 0,009 giây, còn chiếc Yamaha M1 vẫn mất đến 0,038 khi sang số. Mà trên sân GP chỉ vài phần trăm giây đã đủ “khóc”!

    Đánh giá về những lợi thế mà công nghệ hộp số liền mạch này mang lại, tay đua Rossi của Yamaha nhấn mạnh: “Với tôi, nếu chỉ tính trong một vòng thì sự thay đổi về mặt thời gian là không đáng kể. Nhiều người đã khẳng định rằng nó có thể cải thiện khoảng 2/10 giây một vòng, theo tôi thậm chí còn ít hơn 2/10 giây. Tuy nhiên, sự cải tiến lớn nhất chính là ở vòng thứ 20 hay 30, bởi khi đó chiếc xe trở nên rất dễ để điều khiển, ổn định hơn cả khi tăng tốc lẫn khi phanh”.

    3. Hệ thống phanh đĩa carbon

    Với những chiếc xe đua MotoGP có sức mạnh và khả năng đạt tốc độ vượt bậc, vai trò của hệ thống phanh xe là vô cùng quan trọng. Hệ thống phanh đòi hỏi phải bền và mạnh đặc biệt. Brembo, Nissin chính là hãng phanh đảm nhiệm vai trò phát triển hệ thống phanh đặc biệt cho những chiến binh hai bánh của MotoGP.

    [​IMG]
    Điểm nhấn chính của hệ thống phanh chuyên dụng dành riêng cho các anh hùng tốc độ tại MotoGP là kiểu phanh đĩa carbon kép ở bánh trước. Cặp phanh này có thể hoạt động với nhiệt độ tối đa lên tới 900 độ C tại điểm phanh cuối. Đây cũng là điều kiện thường xuyên cho những chiếc xe đua, vốn hoạt động trong tình trạng bứt tốc và đi kèm là những cú phanh gấp “đỏ lửa” vì áp lực ma sát cực lớn. Trong khi đó, bánh sau dùng đĩa đơn hợp kim thép không gỉ, bộ guốc phanh bằng hợp kim nhôm với số lượng piston có thể tùy chỉnh theo nhu cầu của từng tay đua (2 hoặc 4). Tuy nhiên, hệ thống phanh này chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nó hoạt động ở điều kiện áp lực cao về tốc độ, cũng như ở nhiệt độ phù hợp và có thể trở nên “bất lực” và “phản chủ” khi gặp nhiệt độ lạnh.

    Rõ ràng ngoài cả rổ công nghệ chi tiết, chỉ riêng mấy công nghệ đỉnh cao trên, cũng đủ để kéo giá thành của những chiếc xe đua MotoGP lên cao ngất ngưởng. Vì vậy, việc bỏ ra vài triệu đô để mua một chiếc xe đua MotoGP cũng là chuyện thông thường.

    Theo Tạp chí Xe&Đời sống

    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Trailer[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    [video=youtube;rogV80QfLYQ]http://www.youtube.com/watch?v=rogV80QfLYQ[/video]​


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Media Info[/TD][/TR]
    [TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    Charge.2011.720p.WEB-DL.AAC2.0.H.264-VietHD

    FORMAT .......: Matroska
    RUNTiME ......: 1h 32mn
    RELEASE SiZE .: 2.70 GiB
    CODEC ........: V_MPEG4/ISO/AVC [email protected]
    BiTRATE ......:
    RESOLUTiON ...: 1276x720
    ASPEC RATiO ..: 1.772
    FRAMERATE ....: 23.976
    CODEC ........: V_QUICKTIME
    BiTRATE ......:
    RESOLUTiON ...: 640x361
    ASPEC RATiO ..: 1.773
    FRAMERATE ....:
    CODEC ........: AAC LC
    BiTRATE ......:
    CHANNEL(s) ...: 2
    LANGUAGE(s) ..: English .
    SUBTiTLE(s) ..: English .T


    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Screenshots[/TD][/TR][/TABLE]

    [​IMG]


    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Link download[/TD][/TR]
    [TR][TD=align: center, bgcolor: #FFFFCC]

    Dung lượng: 2.7 GiB (1 link)

    [​IMG]
    Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!



    [/TD][/TR][/TABLE]

    [TABLE=align: center, width: 700][TR][TD=bgcolor: RoyalBlue, align:center]Các bản encode của phim[/TD][/TR][TR][TD=bgcolor: #FFFFCC]

    WEB-DL:
    Charge 2011 720p WEB-DL AAC2.0 H.264-VietHD - {2.7 GiB} Fshare [​IMG] [​IMG]


    [/TD][/TR][/TABLE]

     
    isisky, fsvnhd, 031080 and 3 others like this.

Chia sẻ trang này