RỌI SOI TOÁN HỌC (MATH ILLUMINATED) General: Giới thiệu: Rọi Soi Toán học là loạt phim tư liệu bao gồm 13 phần, dành cho người học cấp độ trưởng thành và các giáo viên trung học. Loạt phim bàn về những lĩnh vực kiến thức rộng lớn của con người thông qua việc nghiên cứu toán học và sự liên quan của Toán học trong thế giới ngày nay. Ở đây không chỉ có những phép tính toán hay phương trình mà còn là sự khám phá những mô hình, tính đối xứng, các mối quan hệ, những chiều khác nhau, và nhiều hơn nữa, xuyên suốt loạt phim là quá trình hé mở những bí ẩn của thế giới toán học đang không ngừng phát triển. Được cố vấn và xây dựng bởi một nhóm rất nhiều những học giả hàng đầu và các giáo viên trung học khắp nước Mĩ, loạt phim có giá trị như một loạt bài giảng trình bày toán học theo quan điểm toàn diện, cung cấp cách tiếp cận sinh động giúp cho người học hiểu biết về sự đa dạng các lĩnh vực hình thành nên lĩnh vực toán học. Các thông tin và hoạt động từ loạt bài giảng giúp người học hình thành và củng cố những khái niệm lạ lẫm hay phức tạp trong toán học bằng cách đi sâu vào giải đáp những câu hỏi “tại sao” và “như thế nào”. Rọi Soi Toán học đưa chúng ta nhìn lại những nhân vật vĩ đại trong lịch sử toán học và những vấn đề mà họ phải đối mặt, đồng thời đưa chúng ta đến gặp gỡ những con người hấp dẫn thú vị ngày nay đang bám theo và khám phá những vấn đề mới nổi của thời đại. Rọi Soi Toán học còn cho thấy cái nhìn tổng quan về cách thức những nội dung được đề cập kết nối với nhau như thế nào và trợ giúp tạo nên những tiêu chuẩn trong toán học. Tập 1. SỐ NGUYÊN TỐ (The Primes) Những tính chất và mô hình của số nguyên tố — là những con số chỉ chia hết cho chính chúng và số một — là điểm bắt đầu cho sự kì diệu xuyên suốt các nền văn hóa hàng nghìn năm, và việc tìm hiểu các số nguyên tố cũng chính là nền tảng trong toán học. Trong bài học này chúng ta khám phá niềm đam mê với các số nguyên tố, mà đỉnh cao là câu đố triệu đô đến từ giả thuyết Riemann, một mô tả có thể tồn tại về một hình mẫu các số nguyên tố, và cách thức sử dụng các số nguyên tố như là cơ sở mật mã học hiện đại. Tập 2. TỔ HỢP (Combinatorics Counts) Đếm là cả một nghệ thuật tổ chức, lên một danh sách tập hợp các thứ được sắp xếp theo một trật tự. Đôi khi điều đó khá dễ dàng, ví như đếm số người trong một căn phòng. Nhưng lên danh sách tất cả các khả năng sắp chỗ ngồi cho những người này quanh một chiếc bàn tròn thì rõ ràng là một thách thức. Bài học này bàn về tổ hợp, toán học tìm hiểu các cách thức đếm các tổ chức phức tạp. Trong thời đại mà sự tổ chức các bit và byte dữ liệu có tầm quan trọng cao — hay như với các hệ gen người — tổ hợp là yêu cầu cần thiết. Tập 3. VÔ CÙNG (How Big is Infinity?) Trải qua các thời đại, ý niệm về vô cùng đã trở thành một đề tài bí ẩn và đầy nghịch lý, một vấn đề triết học. Trong vai trò một khái niệm toán học, vô cùng là trung tâm của các phép tính, khái niệm về các số vô tỉ — và cả sự đo lường. Bài học này khám phá cách thức toán học cố gắng để giải thích về vô cùng, có đề cập đến công việc sáng tạo và hấp dẫn của Georg Cantor, người khởi xướng việc nghiên cứu vô cùng như một con số, và vai trò của vô cùng trong tiêu chuẩn đo lường. Tập 4. HÌNH TRẠNG (Topology’s Twists and Turns) Cấu trúc liên kết, được biết đến như là “toán học về tấm cao su” là một lĩnh vực liên quan đến những thuộc tính không thay đổi của một vật thể/đối tượng ngay cả khi vật thể đó bị kéo dài ra hay nén lại. Bài học này khảo sát mối liên hệ giữa cấu trúc liên kết với lý thuyết mạng, những nghiên cứu về tính kết nối, và chức năng quan trọng của nó trong sự hiểu biết hình dạng của vũ trụ mà chúng ta đang sống. Tập 5. CHIỀU KHÁC (Other Dimensions) Khái niệm thông thường về chiều hướng bao gồm 3 thông tin: chiều dài, chiều rộng, chiều cao, mỗi cái là một số lượng có thể đo được độc lập với những cái còn lại. Dù vậy, có nhiều đối tượng toán học đòi hỏi nhiều hơn—và thường là rất nhiều—thay vì chỉ có 3. Bài học này khám phá những khía cạnh khác nhau trong khái niệm chiều hướng, ý nghĩa gì khi có những chiều hướng cao hơn, và làm thế nào mà những chiều fractal lại là giải pháp để thể hiện những đối tượng trong thế giới thực như cây dương xỉ, những ngọn núi, hay bờ biển. Tập 6. VẺ ĐẸP CỦA ĐỐI XỨNG (The Beauty of Symmetry) Trong toán học thì đối xứng không chỉ là một tiêu chuẩn về thị giác hay hình học. Các nhà toán học hiểu về sự đối xứng như là những chuyển động—mà những tương tác và cấu trúc tổng thể của chúng đã được phát triển thành một khái niệm toán học quan trọng được gọi là nhóm (group). Bài học này tìm hiểu về Lý thuyết nhóm, định lượng toán học của đối xứng, là chìa khóa để hiểu biết cách thức loại bỏ cấu trúc một bộ bài hay hiểu được cấu trúc tinh thể. Tập 7. Ý NGHĨA CỦA NGẪU NHIÊN (Making Sense of Randomness) Xác Suất là ngành toán học tìm hiểu về khả năng của mọi kết quả có thể xảy ra, hay tính ngẫu nhiên, độ chắc chắn của các kết quả. Trong bài học này xác suất được đề cập đến, được xem xét thông qua tiến trình ứng dụng của nó vào thực tế từ những chuyện đơn giản như là vận dụng vào các trò chơi, cho đến những ứng dụng qui mô lớn có khả năng phân tích lưu lượng giao thông hay tình hình tài chính. Tập 8. HÌNH HỌC PHI EUCLID (Geometries Beyond Euclid) Nhận thức đầu tiên của chúng ta về hình học bắt nguồn từ Euclid, trong đó mọi tam giác đều có tổng ba góc 180 độ. Nhưng ở một không gian nào đó, tam giác có thể nhiều hoặc ít hơn 180 độ. Trong phần này chúng ta sẽ khám phá những không gian như vậy, những không gian cong có thể tồn tại trong thế giới này, đồng thời chúng ta thấy được chìa khóa để thấu hiểu bộ óc con người. Tập 9. LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI (Game Theory) Cạnh tranh và cộng tác có thể được nghiên cứu dưới góc độ toán học? Ý tưởng này đầu tiên nảy sinh từ việc phân tích các trò chơi cờ, nhưng rồi nó nhanh chóng cho thấy sự liên quan đến các lĩnh vực khác như kinh tế và chiến lược địa chính trị (geopolitical strategy). Bài học này chỉ cho thấy cách thức những xung đột và chiến lược được tư duy một cách toán học, qua đó tiết lộ những hiểu biết quan trọng về hành vi con người và động vật. Tập 10. HÀI HÒA (Harmonious Math) Âm thanh hình thành do sự lan truyền sóng tiếp xúc tới màng nhĩ. Kỹ thuật toán học giúp hiểu được điều này cũng như các hiện tượng sóng khác gọi là phân tích Fourier, trong đó tiến hành phân tách những sóng phức tạp thành một sóng cơ bản gọi là sóng hình sin. Trong bài học này chúng ta sẽ biết được làm sao mà phân tích Fourier có thể được sử dụng tạo ra những loại âm thanh điện tử cũng như làm cơ sở cho mọi kỹ thuật số. Tập 11. KẾT NỐI MẠNG (Connecting with Networks) Những kết nối có thể là vật chất, giống như những câu cầu, hoặc có thể phi vật chất, như là tình bạn. Tuy vậy điểm chung của mọi dạng kết nối là đều dựa trên một cơ sở toán học được gọi là lý thuyết mạng, hay lý thuyết đồ thị, một cách thức trừu tượng hóa và định lượng khái niệm kết nối. Bài học này xem xét cách thức mà ngành toán học này có thể đưa đến cái nhìn thông suốt về các hệ thống mạng cực kì phức tạp cũng như các hệ sinh thái. Tập 12. ĐỒNG BỘ (In Sync) Sự đồng bộ xảy ra trong mọi hệ thống chuyển động cũng như bất động. Nhịp đập con tim người, sự lắc lư và gần sụp đổ của cầu Thiên Niên Kỷ, sự nhấp nháy nhịp điệu của đàn đom đóm, những hiện tượng này cùng có một đặc tính là sự đồng bộ hóa tự phát sinh. Bài học này tìm cách phân tính sự đồng bộ hóa, nghiên cứu và mô hình hóa sự đồng bộ sử dụng công cụ toán học cao cấp là các phương trình vi phân, và việc áp dụng những hiểu biết đó vào việc khám phá cơ chế hoạt động của trái tim con người. Tập 13. HỖN ĐỘN (The Concepts of Chaos) Những cái vỗ cánh của những con bướm ở tận Bermuda lại có thể gây ra một trận mưa ở Texas? Đây là một ví dụ cho những hiện tượng hỗn độn, đặc trưng bởi sự phụ thuộc nhạy cảm của hiện trạng trong tương lai đối với những thay đổi nhỏ trong điều kiện ban đầu của hệ thống. Bài học này tìm hiểu ngành toán học nghiên cứu sự hỗn độn, bao gồm việc khám phá những cấu trúc hình thành một cách ngẫu nhiên, và gây ra những giới hạn trong việc dự đoán khả năng. Nguồn: Rọi Soi Toán Học | HTT Group Screenshot Download 6Ep đầu Fshare.vn Nhấn nút Cảm ơn (dưới chân bài) để thấy link!
Ðề: RỌI SOI TOÁN HỌC (MATH ILLUMINATED) [Sub Việt HTT] 6Ep/13 Ac!ac!!!.... Xem ra toán học đã bị lãng quên rồi nhỉ!!!?... Mình rất thích topic này!Xin up thêm các EP còn lại!!!Thanks!!!!!
Ðề: RỌI SOI TOÁN HỌC (MATH ILLUMINATED) [Sub Việt HTT] 6Ep/13 cảm ơn bạn mình thích phần hình học phi oclit nhất.
Ðề: RỌI SOI TOÁN HỌC (MATH ILLUMINATED) [Sub Việt HTT] 6Ep/13 Bên HTT vẫn chưa dịch xong khi nao có mình sẽ up ngay
Ðề: RỌI SOI TOÁN HỌC (MATH ILLUMINATED) [Sub Việt HTT] 6Ep/13 Ồ, hay, có điều kiện em tải ngay. Ngon. Thank bác phát.
Ðề: RỌI SOI TOÁN HỌC (MATH ILLUMINATED) [Sub Việt HTT] 6Ep/13 cố up hết các Ep còn lại nhé. Em rất thích chường trình này
Những bộ như thế này không thể đòi hỏi cả kiến thức lẫn chất lượng được. Khi xem thế giới tự nhiên, có thể xem mà không cần nhìn sub, còn kiểu như này thì có khi phải tạm ngừng mà suy nghĩ xem họ đang nói gì ấy chứ. Tớ cũng có bộ BBC - Story of Math, cũng do HTT làm nhưng chưa có public, 4 tập sub Việt khá hay. Nhưng chất lượng cũng như bộ này thôi, tuy nhiên thông tin vẫn có nhiều thứ khá hay. Tìm hoài mà vẫn không có bản đẹp hơn, trung bình chừng 700MB/45p.
Ðề: RỌI SOI TOÁN HỌC (MATH ILLUMINATED) [Sub Việt HTT] 6Ep/13 đề nghị chủ thớt up lên bộ không có hard sub, mình hiểu tiếng anh tốt, nghe trọn vẹn, thêm cái sub vô gây mất tập trung quá